Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Dung Lượng Hosting Nhanh Chóng Nhất

Hướng dẫn
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Dung Lượng Hosting Nhanh Chóng Nhất

Một trong những yếu tố quan trọng mà mọi chủ sở hữu trang web cần quan tâm là kiểm tra dung lượng Hosting bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và SEO.

Trong bài viết này, ThueGPU.vn sẽ giới thiệu Hosting là gì, các loại Hosting phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn cách kiểm tra dung lượng Hosting trên cPanel và DirectAdmin một cách đơn giản và hiệu quả để không ảnh hưởng đến trang web của bạn.

Giới thiệu tổng quan về Hosting là gì?

Hosting hay được biết với tên gọi khác là web Hosting, đây là một dịch vụ online trực tuyến, cho phép chia sẻ, lưu trữ dữ liệu của trang web trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ và chứa tất cả các tập tin liên quan website như hình ảnh, bài viết, video, mã nguồn,…

Khi có một người truy cập vào trang web của bạn, máy chủ sẽ gửi dữ liệu về thông qua Internet. Điều đó có nghĩa là máy chủ phải có kết nối với mạng Internet và hoạt động xuyên suốt 24/7.

Giới thiệu tổng quan về Hosting là gì?
Giới thiệu tổng quan về Hosting là gì?

Các nhà cung cấp Hosting như GoDaddy, Bluehost, HostGator, InterData,… và nhiều nhà cung cấp khác cung cấp không gian lưu trữ trên máy chủ của họ. Ngoài ra, họ sẽ đảm bảo và chịu trách nhiệm giữ các server (máy chủ vật lý) luôn hoạt động ổn định, chống máy chủ bị tấn công bởi các mã độc,…

Hosting cho phép trang web có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua Internet. Các dịch vụ Hosting thường cung cấp các tính năng như băng thông, dung lượng lưu trữ, hỗ trợ kỹ thuật, bảo mật và các công cụ quản lý trang web để giúp bạn quản lý trang web của mình một cách hiệu quả.

Các loại Hosting phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều loại Hosting khác nhau được cung cấp từ các đơn vị dịch vụ web Hosting nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Dưới đây sẽ là một số loại Hosting phổ biến nhất, phù hợp với nhu cầu người dùng.

Shared Hosting (Hosting chia sẻ)

Shared Hosting là loại Hosting phổ biến nhất và phù hợp cho các trang web nhỏ và trung bình. Bởi Shared Hosting có thể hiểu là dịch vụ Hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau tức là bạn có thể chia sẻ tài nguyên của một máy chủ với nhiều người dùng khác.

Shared Hosting (Hosting Chia Sẻ) là gì?
Shared Hosting (Hosting Chia Sẻ) là gì?

Ưu điểm Shared Hosting

  • Giá cả phải chăng.
  • Dễ sử dụng và cài đặt.
  • Không yêu cầu người dùng phải có kiến thức kỹ thuật nên phù hợp cho người mới bắt đầu.
  • Phù hợp cho các trang web nhỏ và mới bắt đầu.
  • Server có cấu hình sẵn.
  • Nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ chịu trách nhiệm quản lý, vận hành server.

Hạn chế Shared Hosting

  • Hiệu suất không ổn định: Do được chia sẻ giữa nhiều trang web nên hiệu suất của trang web có thể giảm đáng kể khi có lưu lượng truy cập lớn hoặc khi một trang web sử dụng quá nhiều tài nguyên.
  • Giới hạn về tài nguyên
  • Bảo mật không cao: Rủi ro bảo mật cao hơn do tài nguyên được chia sẻ. Nếu một trang web trong shared hosting bị tấn công, có thể ảnh hưởng đến các trang web khác trên cùng máy chủ.
  • Hạn chế về tính linh động: Người dùng có ít quyền kiểm soát hơn đối với cấu hình máy chủ và không thể tùy chỉnh các cài đặt hệ thống theo nhu cầu cụ thể của họ.
  • Khả năng mở rộng hạn chế.

Hình thức Shared Hosting tuy là loại tiết kiệm nhất nhưng hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong số các loại Hosting. Vì vậy, loại này thường được sử dụng vào mục đích để bán hàng, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mới thông qua việc tạo Landing Page.

VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting)

VPS (Máy chủ riêng ảo) là một loại dịch vụ lưu trữ web, trong đó một máy chủ vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo độc lập, còn gọi là máy chủ nhỏ, mỗi máy chủ ảo hoạt động như một máy chủ riêng biệt.

Điều này cho phép một máy chủ vật lý có thể chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng khác nhau đồng thời, mỗi ứng dụng hoặc trang web sẽ hoạt động trên một môi trường hoàn toàn cách ly.

VPS Hosting là gì? Ưu và nhược điểm
VPS Hosting là gì? Ưu và nhược điểm

VPS Hosting có thể được coi là một bước tiến lên từ Shared Hosting, là sự kết hợp giữa Dedicated Hosting và Shared Hosting nhằm cung cấp một môi trường ảo được phân chia từ một máy chủ vật lý với những ưu và nhược điểm.

Ưu điểm của VPS Hosting

  • Hiệu suất: Mỗi máy chủ ảo có tài nguyên riêng của nó, bao gồm bộ xử lý, bộ nhớ và băng thông. Điều này đảm bảo rằng hoạt động của một trang web không bị ảnh hưởng bởi các trang web khác chạy trên cùng một máy chủ.
  • Kiểm soát cao: Người dùng có quyền truy cập root vào máy chủ ảo của họ, cho phép họ tùy chỉnh và cấu hình hệ thống theo ý muốn.
  • Cách ly: Mỗi máy chủ ảo hoạt động độc lập với các máy chủ khác trên cùng một máy chủ vật lý, giúp ngăn chặn các vấn đề an ninh và hiệu suất.
  • Tính linh hoạt: Khả năng mở rộng tài nguyên (ví dụ: CPU, bộ nhớ) của máy chủ ảo một cách linh hoạt theo nhu cầu.

Hạn chế của VPS Hosting

  • Giá cả: VPS Hosting thường đắt hơn so với Shared Hosting vì loại này đang thuê một phần của một máy chủ vật lý.
  • Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng VPS đòi hỏi kiến thức kỹ thuật về quản trị hệ thống, cấu hình mạng và bảo mật, đặc biệt là khi bạn có quyền truy cập root vào máy chủ.
  • Tài nguyên có thể bị chia sẻ: Mặc dù mỗi máy chủ ảo có tài nguyên riêng của mình nhưng tài nguyên vật lý vẫn phải được chia sẻ giữa các máy chủ ảo, vì vậy có thể xảy ra hiện tượng “overselling” nếu nhà cung cấp không quản lý tài nguyên cẩn thận.

Dedicated Hosting (Lưu trữ chuyên dụng)

Dedicated Hosting hay còn được biết đến là “Hosting dùng riêng”, là một loại dịch vụ lưu trữ web mà một máy chủ riêng biệt, chạy trên nền tảng một máy chủ vật lý và chỉ cấp cho một khách hàng duy nhất. Tức là Dedicated Hosting chia sẻ tài nguyên máy chủ với bất kỳ người dùng nào khác, đảm bảo hiệu suất và bảo mật cao nhất cho website của mình.

Dedicated Hosting là lựa chọn phù hợp cho các trang web lớn với lượng truy cập cao.

Ưu và nhược điểm của Dedicated Hosting
Ưu và nhược điểm của Dedicated Hosting

Ưu điểm Dedicated Hosting

  • Hiệu suất và độ tin cậy cao: Với máy chủ riêng, người dùng sẽ có toàn bộ tài nguyên của máy chủ dành riêng cho website của mình. Điều này giúp cải thiện tốc độ tải trang và xử lý các yêu cầu từ người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Bảo mật tăng cường: Dedicated Hosting cung cấp một cấp độ bảo mật cao hơn so với các loại dịch vụ lưu trữ chia sẻ. Với máy chủ riêng, người dùng có toàn quyền kiểm soát cấu hình bảo mật và quản lý các biện pháp an ninh của mình.
  • Tùy biến tối đa: Có thể hoàn toàn quyền kiểm soát và tùy chỉnh cấu hình máy chủ theo nhu cầu cụ thể của website của mình. Tùy biến này giúp tối ưu hóa hiệu suất và khả năng mở rộng của website.
  • Hỗ trợ 24/7: Điểm nổi bật của dịch vụ Dedicated Hosting là đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp túc trực 24/7. Nhờ vậy, mọi vấn đề kỹ thuật phát sinh sẽ được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục cho website.

Hạn chế của Dedicated Hosting

  • Chi phí cao: Dedicated Hosting thường đắt đỏ hơn so với các loại dịch vụ lưu trữ khác do yêu cầu sử dụng toàn bộ máy chủ.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc quản lý và vận hành một máy chủ riêng đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao và kinh nghiệm, có thể đối mặt với những thách thức trong quản lý và bảo trì.
  • Khả năng mở rộng hạn chế: Mặc dù Dedicated Hosting cho phép tùy biến tối đa nhưng khả năng mở rộng có thể hạn chế do yêu cầu thay đổi phần cứng hoặc chuyển đổi sang các gói Hosting cao cấp hơn.
  • Cần phải cập nhật và bảo trì thường xuyên: Việc quản lý và bảo trì máy chủ đòi hỏi sự chăm sóc và cập nhật thường xuyên, đòi hỏi đầu tư thời gian và tiền bạc.

Cloud Hosting

Cloud Hosting là một trong những phương tiện phổ biến nhất cho việc lưu trữ và quản lý website. Thay vì sử dụng một máy chủ riêng, Cloud Hosting sử dụng một mạng lưới các máy chủ ảo được lưu trữ trên đám mây, mang lại tính linh hoạt và hiệu suất cao hơn cho người dùng.

Ưu và nhược điểm của Cloud Hosting
Ưu và nhược điểm của Cloud Hosting

Ưu điểm của Cloud Hosting

  • Tính linh hoạt và mở rộng dễ dàng: Cloud Hosting cho phép tăng giảm tài nguyên theo nhu cầu thực tế của website một cách linh hoạt và dễ dàng, từ việc thêm bớt dung lượng lưu trữ đến tăng cường băng thông mạng.
  • Hiệu suất cao và ổn định: Với mạng lưới máy chủ phân tán, Cloud Hosting cung cấp hiệu suất cao và ổn định hơn so với các loại dịch vụ hosting truyền thống giúp website hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả.
  • Bảo mật và sao lưu tự động: Các dịch vụ Cloud Hosting thường đi kèm với các tính năng bảo mật và sao lưu tự động, đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn và giảm thiểu rủi ro mất mát thông tin.
  • Tiết kiệm chi phí: Cloud Hosting thường có cấu trúc giá linh hoạt và phí dựa trên việc sử dụng thực tế giúp tiết kiệm chi phí so với việc sở hữu và quản lý máy chủ riêng.

Nhược điểm của Cloud Hosting

  • Yêu cầu kết nối Internet ổn định: Cloud Hosting phụ thuộc vào kết nối Internet ổn định để hoạt động một cách hiệu quả, việc mất kết nối có thể gây ra sự gián đoạn trong dịch vụ.
  • Rủi ro an toàn: Dù các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting thường cung cấp các biện pháp bảo mật, nhưng việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây vẫn có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến rủi ro an toàn và quản lý dữ liệu.
  • Hiệu suất thấp trong môi trường mạng phức tạp: Trong một số trường hợp, hiệu suất của Cloud Hosting có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường mạng phức tạp hoặc việc chia sẻ tài nguyên với người dùng khác trên đám mây.

Hậu quả tiềm ẩn khi bỏ qua việc kiểm tra dung lượng Hosting

Việc sử dụng dung lượng lưu trữ vượt quá giới hạn được phép có thể dẫn đến tình trạng hết hạn và ảnh hưởng đến hoạt động của website như:

  • Website tạm dừng hoạt động: Khi dung lượng Hosting gần đầy, website có thể tải chậm hoặc thậm chí ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và gây tổn hại đến hình ảnh của doanh nghiệp bạn.
  • Mất dữ liệu quan trọng: Nếu dung lượng Hosting đầy, bạn sẽ không thể thêm dữ liệu mới, bao gồm email, hình ảnh, bài viết,… Nguy hiểm hơn, dữ liệu cũ có thể bị ghi đè và mất vĩnh viễn.
  • Tăng chi phí phát sinh: Nếu không đảm bảo duy trì dung lượng Hosting đủ lớn, người dùng phải trả phí phát sinh để nâng cấp gói Hosting hoặc phục hồi dữ liệu bị mất.
  • Mất uy tín và khách hàng: Nếu website thường xuyên gặp phải tình trạng tạm dừng hoạt động hoặc mất dữ liệu, điều này có thể gây mất uy tín và khách hàng không hài lòng, khiến họ chuyển sang các đối thủ cạnh tranh.
  • Ảnh hưởng đến SEO: Website không hoạt động hoặc mất dữ liệu có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm, khiến website của bạn mất điểm trong mắt các công cụ tìm kiếm.

Vì vậy, việc đảm bảo rằng dung lượng Hosting luôn đủ lớn và không hết hạn là một phần quan trọng của việc quản lý website và kinh doanh trực tuyến hiệu quả.

Cách kiểm tra dung lượng Hosting trên cPanel và DirectAdmin

Việc kiểm tra dung lượng Hosting là một phần quan trọng trong việc quản lý và duy trì website cách hiệu quả. Vậy làm sao để tìm cách kiểm tra dung lượng Hosting của website một cách dễ dàng và nhanh chóng để đảm bảo rằng website luôn hoạt động một cách mượt mà và ổn định.

Sau đây, ThueGPU.vn sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra dung lượng Hosting website trên các nền tảng phổ biến như cPanel và DirectAdmin.

Cách kiểm tra dung lượng Hosting trên cPanel

Một trong những cách kiểm tra dung lượng Hosting hết hạn hay chưa đó là kiểm tra trên nền tảng cPanel. cPanel là một hệ thống quản trị web đồ họa phổ biến được sử dụng để quản lý các tài nguyên của một máy chủ web. Nó cung cấp một giao diện dễ sử dụng cho người quản trị website để thực hiện các tác vụ quản lý Hosting một cách hiệu quả bằng những bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel

Truy cập vào trang web của nhà cung cấp dịch vụ Hosting https://cpanel.net/ và đăng nhập vào tài khoản cPanel bằng thông tin đăng nhập như tên người dùng và mật khẩu chính xác. Sau đó chọn đăng nhập.

Giao diện đăng nhập vào CPanel
Giao diện đăng nhập vào cPanel

Bước 2: Tìm mục “Disk Usage”

Trong giao diện cPanel, tìm và nhấp vào mục Disk Usage để kiểm tra dung lượng Hosting.

Mục Disk Usage trong giao diện CPanel
Mục Disk Usage trong giao diện cPanel

Sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ chứa thông tin Hosting. Tuy nhiên chỉ cần quan tâm 2 thông số sau:

  • Public_html: Thư mục chứa mã nguồn của website.
  • MySQL: Thư mục chứa cơ sở dữ liệu của website.

Bước 3: Xem dung lượng Hosting

Trong mục này, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết về dung lượng lưu trữ, băng thông và các tài nguyên khác mà tài khoản của bạn đang sử dụng. Kiểm tra số liệu hiển thị để đánh giá dung lượng Hosting hiện tại của bạn.

Bước 4: Quản lý tài nguyên

Dựa trên thông tin hiển thị, bạn có thể quyết định thực hiện các biện pháp như tối ưu hóa tài nguyên, xoá các tập tin không cần thiết hoặc nâng cấp gói Hosting nếu cần.

Cách kiểm tra dung lượng Hosting trên DirectAdmin

DirectAdmin là một giao diện quản trị web phổ biến được sử dụng để quản lý các máy chủ web và các tài nguyên liên quan, được tích hợp sẵn trong nhiều dịch vụ Hosting và cung cấp một giao diện thân thiện và dễ sử dụng giúp người quản trị website quản lý tài nguyên Hosting một cách thuận tiện.

Cách kiểm tra dung lượng Hosting trên DirectAdmin
Cách kiểm tra dung lượng Hosting trên DirectAdmin

Để biết cách kiểm tra dung lượng Hosting trên DirectAdmin, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào DirectAdmin

Đăng nhập vào DirectAdmin
Đăng nhập vào DirectAdmin

Truy cập vào trang web của nhà cung cấp dịch vụ Hosting. Đăng nhập vào tài khoản DirectAdmin bằng thông tin đăng nhập được cung cấp.

Bước 2: Tìm mục “Your Account” 

Trong giao diện DirectAdmin, chọn mục Your Account (Thông tin tài khoản) ở góc phải màn hình làm việc. Sau đó, màn hình sẽ hiển thị toàn bộ các thông số về dung lượng Hosting.

Bước 3: Xem dung lượng Hosting

Trong mục này, bạn sẽ thấy thông tin chi tiết về dung lượng lưu trữ, băng thông và các tài nguyên khác mà tài khoản của bạn đang sử dụng:

  • Disk Space (Dung lượng lưu trữ): Là tổng dung lượng tối đa mà bạn có thể sử dụng để lưu trữ dữ liệu trên Hosting.
  • Bandwidth (Băng thông): Bandwidth là tổng dữ liệu được truyền tải qua Hosting trong 1 tháng, bao gồm cả upload và download nhưng đa phần là download.
  • E-mail: Số lượng e-mail theo tên miền tối đa có thể sử dụng. Nếu bạn có nhiều email hãy đăng ký Email Hosting.
  • FTP account: Số tài khoản FTP sử dụng.
  • Databases: Lượng dữ liệu sử dụng.
  • Inodes: Chỉ số Inodes thể hiện tổng số lượng file và thư mục đang lưu trữ.

Ngoài ra, người dùng có thể nhìn sang 2 cột đó là Max và Used nếu muốn biết được mình đã sử dụng dung lượng bao nhiêu. Cột Used cho biết dung lượng đã sử dụng, cột Max hiển thị dung lượng tối đa có thể dùng tiếp.

Bước 4: Quản lý tài nguyên

Dựa trên thông tin hiển thị, bạn có thể quyết định thực hiện các biện pháp như tối ưu hóa tài nguyên, xoá các tập tin không cần thiết hoặc nâng cấp gói Hosting nếu cần.

Việc kiểm tra dung lượng Hosting đều đặn là một phần quan trọng của việc quản lý website để đảm bảo rằng website luôn hoạt động mượt mà và không gặp phải các vấn đề về tài nguyên. Với các bước đơn giản như vậy, bạn có thể dễ dàng kiểm tra dung lượng Hosting của website trên DirectAdmin và cPanel một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Đối với một chiến lược SEO thành công, việc quản lý và biết cách kiểm tra dung lượng Hosting không chỉ là một bước quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu.

Qua bài viết này, ThueGPU.vn hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về Hosting là gì và hậu quả của việc không kiểm tra dung lượng Hosting sẽ ảnh hưởng như thế nào, điều này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tăng cơ hội để website của bạn được tìm thấy trên Internet.

5/5 - (182 bình chọn)